Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?
BTV: Thùy Ngân
Nhịp sống Chủ nhật, 23/2/2020, 06:00 (GMT+7)
BTV: Thùy Ngân
Nhịp sống Chủ nhật, 23/2/2020, 06:00 (GMT+7)
Ở thời điểm hiện tại, có lẽ bàn chải đánh răng điện đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là một thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh, sử dụng lực chải từ pin tác động lên hàm răng nhằm lấy đi những vết bẩn, mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại trên răng.
Nếu đang có nhu cầu tìm mua một chiếc bàn chải đánh răng điện, bạn có thể tìm hiểu thêm về mẫu bàn chải đánh răng Biên dịch Mi Electric T300 vừa được Xiaomi ra mắt gần đây.
Bàn chải đánh răng điện Mi Electric T300 có khả năng cung cấp thời lượng pin lên tới 25 ngày, nếu bạn chải răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng mang theo nó khi đi du lịch mà không phải lo lắng đến việc sạc pin trong suốt chuyến đi của mình.
Ngoài ra, sản phẩm cũng hỗ trợ sạc nhanh thông qua cổng USB Type-C ở bên dưới. Đặc biệt, không giống như một số mẫu bàn chải điện khác trên thị trường hiện nay, T300 còn có đèn báo LED để cảnh báo về thời lượng pin trong khi sạc và trong quá trình sử dụng.
Bàn chải đánh răng điện Mi Electric T300 được trang bị động cơ từ tính với độ ồn thấp ở mức 65dB, có thể tạo ra tới 31000 rung động mỗi phút. Trong khi đó, đầu bàn chải sử dụng lông kháng khuẩn DuPont Tynex StaClean và được thiết kế để bao phủ đồng thời hai khu vực răng cùng một lúc.
Theo Xiaomi, lông bàn chải được làm nghiêng một góc 10 độ để tăng hiệu quả làm sạch, cũng như loại bỏ mảng bám và mảnh vụn. Chiếc bàn chải này có hai chế độ khác nhau, bao gồm một chế độ tiêu chuẩn và một chế độ nhẹ nhàng cho những người có răng nhạy cảm.
Khi đánh răng, thiết bị sẽ tạm ngừng sau mỗi 30 giây để nhắc bạn chuyển sang góc phần tư khác. Sản phẩm có khả năng kháng nước theo tiêu chuẩn IPX7, thiết kế tay cầm chống trượt để mang lại cảm giác cầm nắm thoải mái và chắc chắn cho người sử dụng.
Bàn chải đánh răng điện Mi Electric T300 đang được bán trên website chính thức của Xiaomi, có giá gây quỹ là 1299 Rupee (khoảng 420.000 đồng). Sau khi hết thời gian gây quỹ, nó sẽ được bán ra với mức giá bán lẻ là 1599 Rupee (khoảng 520.000 đồng).
Google từ lâu đã là một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.
Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.
Thể hiện khả năng của chính mình
Ewing rất thích nếu bạn đưa vào phần đầu sơ yếu lí lịch một đoạn tóm lược. Hãy viết ngắn gọn thôi. Một hoặc hai câu là quá đủ. Đây không phải là bản tiểu sử cá nhân. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan mà bạn có thể mang lại cho công ty, trong khi không ai khác có thể. Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, mà còn phải có kinh nghiệm trong cuộc sống nữa.
Bạn cần biết về "khán giả" của mình. Bạn có nghiên cứu để hiểu được điều mà công ty bạn đang ứng tuyển đề cao nhất là gì hay không? Hãy dành thời gian xem thử website của họ, và nói chuyện với các nhân viên hiện tại. Sau đó bạn có thể soạn thảo phần tóm lược nói trên để cho công ty thấy họ sẽ được lợi như thế nào khi tuyển dụng bạn.
Bạn làm gì ngoài thời gian ở công ty
Google tìm kiếm những ứng viên có những đam mê và kinh nghiệm bên ngoài công việc hàng ngày của họ. Hãy sử dụng bản lý lịch của bạn như một cơ hội để làm nổi bật mọi thứ bạn có, chứ không chỉ gói gọn trong kinh nghiệm làm việc. Một số thứ bạn có thể thêm vào bản lý Biên dịch lịch, theo Ewing, là:
- Kinh nghiệm làm tình nguyện
- Các dự án vì đam mê
- Những công việc ngoài lề
Liệt kê chúng ra thôi là chưa đủ. Hãy ghi thêm lý do tại sao những kinh nghiệm đó lại quan trọng đối với bạn, và qua đó bạn đã học được những gì.
Đưa ngữ cảnh vào số liệu
Hình thành thói quen đưa bất kỳ dữ liệu nào có thể cho thấy cách bạn vượt qua khó khăn trong những công việc trước đây. Bạn đã từng giúp công ty tiết kiệm được thời gian, tiền của, hay nhân lực? Bất kỳ số liệu nào chứng minh cho điều đó đều nên được đưa vào bản lý lịch.
Có dữ liệu là điều tốt. Nhưng giải thích được tại sao nó lại quan trọng thì càng tốt hơn nữa. Hãy đưa câu chuyện đằng sau những con số đó vào bản lý lịch của bạn.
Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm những ứng viên biết đi trước đón đầu và qua đó tạo nên những tác động (tích cực) lên công việc trước đây của họ. Bạn đã làm điều đó như thế nào? Nó tác động lên công việc kinh doanh ra sao? Hãy trình bày ngữ cảnh để các nhà tuyển dụng hiểu được tại sao những con số khô khan kia lại quan trọng.
Dùng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng
Ewing nói rằng Google không sử dụng bot để sàng lọc lý lịch. Một con người sẽ xem từng bản lý lịch được gửi đến - nhưng họ có thể chỉ dành ra 6 giây hoặc ít hơn mà thôi.
Đó là lý do tại sao từ khóa có tầm quan trọng đặc biệt. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng, năng lực, và ngôn ngữ phù hợp với miêu tả về công việc.
Hãy thử cách này nhé: in bản miêu tả công việc ra; in bản lý lịch của bạn ra; đặt chúng cạnh nhau và so sánh. Liệu có ai chưa biết gì về bạn nghĩ rằng hai bản này có đủ những điểm chung cần thiết? Hay, nên chăng bạn cần làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng những đòi hỏi trong miêu tả về công việc?
Tất cả những điều nói trên có vẻ khá phức tạp, nhưng hãy cân nhắc lựa chọn thay thế. Nộp đơn ứng tuyển mọi công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn với cùng một bản lý lịch nhiều khả năng chẳng phải là một chiến lược thành công. Đầu tư thời gian tinh chỉnh bản lý lịch để có được công việc bạn thực sự muốn mới là điều nên làm và là điều hoàn toàn xứng đáng để bỏ công sức ra.
Tham khảo: BusinessInsider